T5, 10 / 2018 10:33 chiều | minhhang

Đăng ký thương hiệu độc quyền hay chính là đăng ký nhãn hiệu độc quyền là một trong những thủ tục pháp lý quan trọng mà doanh nghiệp cần phải thực hiện để duy trì và bảo vệ hoạt động kinh doanh của công ty mình.
Theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Quyền đối với nhãn hiệu, thương hiệu chỉ được xác lập trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, không được xác lập trên cơ sở sử dụng nhãn hiệu đó. Chính vì, vậy đăng ký thương hiệu độc quyền để bảo hộ nhãn hiệu của công ty là một việc làm rất quan trọng, tránh sự vi phạm của các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh. Chính vì vậy trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Nghệ An xin được chia sẻ tới quý vị những thông tin về thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền cho các doanh nghiệp như sau.

 Nguồn Internet

 Vấn đề cần biết khi làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền:

1. Đối tượng nào được đứng tên đăng ký nhãn hiệu độc quyền?

Có 2 đối tượng được đăng ký (đứng tên hồ sơ về việc đăng ký sở hữu nhãn hiệu)

  • Doanh nghiệp, hộ kinh doanh đứng tên đăng ký
  • Cá nhân đứng tên đăng ký

Thông thường, người làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu sẽ nhầm lẫn về việc để tiến hành đăng ký nhãn hiệu thì người sử dụng nhãn hiệu đó phải đăng ký kinh doanh, tức là phải thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh. Thật may, theo quy định cá nhân vẫn có thể đăng ký đứng tên làm chủ sở hữu của 1 nhãn hiệu bất kỳ chưa có người đăng ký.

2. Nhóm đăng ký nhãn hiệu:

  • Có 45 Nhóm được quy định tại Danh mục hàng hóa dịch vụ Ni-xơ 11-2018.
  • Khi cá nhân/tổ chức đăng ký nhãn hiệu đối với nhóm nào thì nhà nước sẽ bảo hộ độc quyền trong phạm vi nhóm đó.
  • Cá nhân/tổ chức dựa trên lĩnh vực hoạt động để xác định nhóm cần đăng ký. Vì đây là quyền lợi của cá nhân/tổ chức nên cá nhân/tổ chức có thể đăng ký 01 nhãn hiệu đối với 01 hoặc nhiều nhóm dựa trên nhu cầu và khả năng của mình.

3. Điều kiện về nhãn hiệu (thương hiệu, logo) được đăng ký

Nhãn hiệu (hình ảnh, tên thương hiệu) không bị trùng, tương tự với các nhãn hiệu khác đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc trùng, tương tự với các nhãn hiệu nổi tiếng.

4. Lưu ý về địa chỉ đăng ký nhãn hiệu độc quyền:

Địa chỉ phải cố định và có thể nhận được hồ sơ do Bên Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp để tránh trường hợp bị thất lạc (Các Quyết định, Thông báo của Cục đều gửi về theo đường Bưu điện).

5. Quyền lợi khi đăng ký và thời hạn bảo hộ thương hiệu đã đăng ký

Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền, cá nhân/tổ chức:

  • Có thể gắn chữ “R” (Registered) lên nhãn hiệu của mình.
  • Được bảo hộ kể từ ngày cấp đăng ký thương hiệu đến 10 năm sau
  • Hết 10 năm nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng logo, nhãn hiệu đã đăng ký thì có thể gia hạn thêm 10 năm tiếp theo (Đăng ký 01 lần và gia hạn nhiều lần).

 Thông tin cần cung cấp để tiến hành đăng ký nhãn hiệu độc quyền:

  • Scan hoặc Ảnh chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu đăng ký theo hình thức Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh) Hoặc Giấy CMND/CCCD (nếu đăng ký theo hình thức cá nhân).
  • File logo thương hiệu cần đăng ký (File ảnh hoặc File word hoặc File Pdf)
  • Thông tin liên hệ: số điện thoại, địa chỉ email, địa chỉ liên hệ.
  • Đối với cá nhân: cần cung cấp địa chỉ cố định và có thể nhận được Quyết định, thông báo từ Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Nhóm ngành nghề (hoặc cung cấp lĩnh vực hoạt động chính đối với nhãn hiệu để được tư vấn Nhóm).

 Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:

  • 02 (Hai) bộ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (Theo mẫu của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành).
  • 05 mẫu nhãn hiệu cần đăng ký

Nơi nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký nhãn hiệu:

  • Cá nhân/tổ chức đến nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (02 Bộ).
  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cá nhân/tổ chức sẽ nhận được 01 Hồ sơ gốc có dấu xác nhận đơn, số đơn và ngày ưu tiên của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
  • Trong đó, Ngày ưu tiên nghĩa là: cá nhân/tổ chức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước sẽ được ưu tiên bảo hộ trước. Trường hợp cá nhân/tổ chức khác nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sau giống với nhãn hiệu đã đăng ký trước sẽ không được nhà nước bảo hộ.

 

 Quy trình và thời hạn xem xét đơn đăng ký thương hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ:

  • Thẩm định hình thức: Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
  • Công bố đơn hợp lệ: Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo Sở hữu Công nghiệp trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ.
  • Thẩm định nội dung: Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

 Những lưu ý phải biết khi làm hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu

  • Sau khi hoàn tất quá trình thẩm định, Bên Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi “Thông báo cấp Văn bằng bảo hộ” đến địa chỉ đăng ký trên Tờ khai. Lúc này, cá nhân/tổ chức phải đến Cục Sở hữu trí tuệ để đóng Phí cấp Văn bằng bảo hộ (được cập nhật trong Thông báo). Trường hợp không đóng Phí hoặc đóng Phí nhưng quá hạn thì Cơ quan Nhà nước sẽ Từ chối cấp Văn bằng bảo hộ.
  • Trường hợp đăng ký theo hình thức Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh; nếu các tổ chức này ngưng hoạt động hoặc giải thể thì việc bảo hộ sẽ dừng ngay tại lúc đó. Nhưng nếu đăng ký theo hình thức cá nhân thì sẽ mặc định bảo hộ xuyên suốt trong vòng 10 năm.
  • Thời gian Luật định sau 12 tháng sẽ được cấp văn bằng bảo hộ nếu đơn đăng ký đủ điều kiện. Nhưng thực tế, thời gian cấp văn bằng bảo hộ sẽ kéo dài từ 16 đến 24 tháng tùy vào lượng hồ sơ bên cục tiếp nhận.

Trên đây là những thông tin về thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, cũng như các vấn đề liên quan đến bảo hộ thương hiệu độc quyền khác và trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Nghệ An muốn chia sẻ với quý vị. Mọi vấn đề còn thắc mắc quý vị hãy liên hệ với trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Nghệ An để được hướng dẫn thêm.

Bài viết cùng chuyên mục