T6, 08 / 2018 9:45 chiều | minhhang

Mã số mã vạch (MSMV) là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa, tổ chức hoặc địa điểm… dựa trên việc ấn định một mã số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng vạch để thiết bị (máy quét) có thể đọc được. Trong bài viết này Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Nghệ An xin giới thiệu dịch vụ đăng ký mã số mã vạch trọn gói như sau:Mã số mã vạch(MSMV) là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa, tổ chức hoặc địa điểm… dựa trên việc ấn định một mã số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng vạch để thiết bị (máy quét) có thể đọc được. Trong bài viết này Luật Blue xin giới thiệu dịch vụ đăng ký mã số mã vạch trọn gói như sau:

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch (Nguồn internet)

Lợi ích sử dụng mã số mã vạch?

  • Phục vụ bán hàng tự động
  • Phục vụ quản l‎í hoạt động sản xuất kinh doanh
  • Phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
  • Phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).

Mã quốc gia Việt Nam đã được Tổ chức mã số mã vạch quốc tế GS1 (trước đây là EAN International) cấp là 893.

Mã số mã vạch là gì?

  • Mã số là một dãy con số dùng để phân định hàng hóa , phân biệt hàng hóa của những nhà sản xuất khác nhau. Áp dụng trong quá trình luân chuyển hàng hóa từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng. Nó là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hóa, tuy nhiên mã số không liên quan đến đặc điểm của hàng hóa.
  • Mã vạch là một nhóm vạch và khoảng trống song song đặt xen kẽ dùng để nhận diện hàng hóa bằng thiết bị máy quét.
  • Trong hệ thống mã số EAN cho sản phẩm bán lẻ có hai loại, một loại sử dụng 13 con số (EAN-13) . Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau:

Từ trái sang phải

  1. Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu
  2. Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số
  3. Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp
  4. Số cuối cùng là số kiểm tra
Thủ tục đăng ký mã số mã vạch (Nguồn internet)

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch

Hồ sơ gồm có:

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập
  • Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN theo mẫu quy định
  • Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam theo mẫu quy định
  • Bản đăng ký sử dụng MSMV (theo mẫu quy định)

Nộp hồ sơ đăng ký mã số mã vạch

  • Cơ quan Tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch
  • Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCDLCL), Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Cách thức nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch

  • Nộp trực tiếp tại trụ sở
  • Nộp qua đường bưu điện

Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tổ chức tiếp nhận hồ sơ phải chuyển hồ sơ đến Tổng cục TCĐLCL.

Những lưu ý sau khi đăng ký sử dụng mã số mã vạch:

  • Khi đăng ký sử dụng số mã vạch doanh nghiệp phải đóng lệ phí và phí duy trì cho năm đầu tiên. Nếu doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30/6 thì mức phí duy trì chỉ phải nộp trong năm đăng ký bằng 50% mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch.
  • Sau khi quá trình đăng ký mã số mã vạch thành công từ năm thứ 2 trở đi phí duy trì hàng năm doanh nghiệp phải nộp trước ngày 30/6 hàng năm.
  • Khi công ty thay đổi tên công ty, địa chỉ hoặc thất lạc giấy chứng nhận mã số mã vạch đề nghị doanh nghiệp làm thủ tục để thay đổi
  • Khi doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng mã số mã vạch nữa, đề nghị doanh nghiệp làm thủ tục ngừng sử dụng MSMV.
  • Doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật sự thay đổi về các mã sản phẩm trên trang quản lý của GS1 Việt Nam khi có sự thay đổi các sản phẩm kinh doanh.

Thủ tục Đăng ký mã số mã vạch trọn gói tại Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Nghệ An

  • Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và các khía cạnh pháp luật khác liên quan đến việc xin cấp MSMV và việc sử dụng MSMV tại Việt Nam.
  • Nghiên cứu và xem xét các tài liệu do khách hàng cung cấp.
  • Tư vấn và đại diện cho khách hàng tiến hành các thủ tục đăng ký Mã số mã vạch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ xin Cấp MSMV để tiến hành đăng ký tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
  • Đại diện doanh nghiệp, nộp hồ sơ và đóng phí công bố tại Cơ quan cấp MSMV
  • Theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ, ra Mã số
  • Đóng phí cấp và phí duy trì lần 1
  • Tính toán MSMV cho sản phẩm (sản phẩm, lốc, thùng…)
  • Tư vấn cho khách hàng trong đăng ký và sử dụng Mã số mã vạch
Bài viết cùng chuyên mục