T6, 10 / 2018 9:08 chiều | minhhang

Hiện nay vấn đề bảo hiểm đang được rất nhiều người chú ý đến, từ bảo hiểm nhân thọ cho đến bảo hiểm phi nhân thọ. Vậy để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm thì cần những gì? Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Nghệ An xin gửi đến quý vị những thông tin về việc xin giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm như sau.

Nguồn Internet

Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm:

Mức vốn pháp định của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm:

– Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: 70 tỉ đồng Việt Nam hoặc 5 triệu đô la Mỹ (nếu có vốn đầu tư nước ngoài)Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: 140 tỉ đồng Việt Nam hoặc 10 triệu đô la Mỹ (nếu có vốn đầu tư nước ngoài)Hồ sơ xin cấp giấy phép của doanh nghiệp bảo hiểm được lập thành 3 bộ trong đó có 1 bộ là bản chính, 2 bộ là bản sao. Hồ sơ xin cấp giấy phép của doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được lập thành 3 bộ, mỗi bộ gồm 1 bản bằng tiếng Việt và 1 bản bằng tiếng Anh, có 1 bộ là bản chính, 2 bộ là bản sao.

– Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ xin cấp giấy phép. Mỗi bộ hồ sơ xin cấp giấy phép bao gồm những tài liệu sau:

  • Đơn xin cấp giấy phép
  • Phương án hoạt động 5 năm đầu
  • Danh sách, lý lịch, các văn bằng được công chứng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các tổ chức, cá nhân đó
  • Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến kinh doanh.
  • Ngoài các giấy tờ theo quy định tại các mục 1, 2, 3, 4, 5 nêu trên, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp dự kiến thành lập, hồ sơ xin cấp giấy phép phải có những tài liệu sau.

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước:

  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp
  • Văn bản của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp chấp thuận việc doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm
  • Giải trình về nguồn vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Đối với công ty cổ phần bảo hiểm:

  • Dự thảo điều lệ công ty
  • Biên bản họp của chủ đầu tư về việc thành lập công ty cổ phần bảo hiểm;Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về năng lực pháp lý của các chủ đầu tư là sáng lập viên.

Đối với các chủ đầu tư là pháp nhân:

  • bản sao có công chứng của quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư (nếu có).

Đối với các chủ đầu tư là cá nhân:

  • Lý lịch tư pháp theo mẫu do pháp luật quy định.
  • Xác nhận về tính hợp pháp của nguồn vốn thành lập công ty.

Đối với chủ đầu tư là pháp nhân:

  • Báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập trong 3 năm gần nhất.

Đối với chủ đầu tư là cá nhân:

  • Xác nhận của ngân hàng về số dư tiền gửi có trong tài khoản của chủ đầu tư, hoặc thẻ tiết kiệm có kỳ hạn còn lại ít nhất là 6 tháng (kể từ ngày nộp hồ sơ xin cấp giấy phép), hoặc chứng chỉ tiền gửi đứng tên chủ đầu tư.  Các hồ sơ, giấy tờ về nhà đất không được dùng để xác nhận về tình hình tài chính và khả năng góp vốn của các chủ đầu tư.
  • Văn bản ủy quyền cho người đại diện các chủ đầu tư;Danh sách các thành viên sáng lập công ty được lập theo mẫu quy định tại Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài:

  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các nội dung chính được quy định tại Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Điều lệ của chủ đầu tư nước ngoài;Giấy phép hoạt động của chủ đầu tư nước ngoài.
  • Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài:Cho phép chủ đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam.
  • Trường hợp quy định của nước nơi chủ đầu tư nước ngoài có trụ sở chính không yêu cầu có văn bản chấp thuận thì phải có bằng chứng xác nhận việc này.
  • Xác nhận chủ đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh loại hình bảo hiểm mà chủ đầu tư nước ngoài dự kiến tiến hành tại Việt Nam.
  • Xác nhận chủ đầu tư nước ngoài đang trong tình trạng tài chính lành mạnh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý tại nước nguyên xứ.

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh:

  • Hợp đồng liên doanh bao gồm các nội dung chính được quy định tại Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Điều lệ doanh nghiệp liên doanh bao gồm các nội dung chính được quy định tại Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Điều lệ của bên nước ngoài tham gia liên doanh.
  • Giấy phép hoạt động của bên nước ngoài tham gia liên doanh.
  • Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài:Cho phép chủ đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh tại Việt nam. Trường hợp quy định của nước nơi chủ đầu tư nước ngoài có trụ sở chính không yêu cầu có văn bản chấp thuận thì phải có bằng chứng xác nhận việc này.
  • Xác nhận chủ đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh loại hình bảo hiểm mà chủ đầu tư nước ngoài dự kiến tiến hành tại Việt Nam.
  • Xác nhận chủ đầu tư nước ngoài đang trong tình trạng tài chính lành mạnh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý tại nước nguyên xứ.Văn bản của cấp có thẩm quyền của bên Việt Nam cho phép tham gia góp vốn vào liên doanh;Giải trình về nguồn vốn góp của đối tác là bên Việt Nam có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Trình tự thủ tục :

  • Chủ đầu tư nộp 3 bộ hồ sơ tại Bộ Tài chính để đề nghị xin cấp phép cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Hồ sơ xin cấp giấy phép được Bộ Tài chính tiếp nhận và kiểm tra trên cơ sở sau.

  • Đầu mục những văn bản cần phải có trong hồ sơ theo quy định.
  • Tính hợp lệ của hồ sơ xin cấp giấy phép.
  • Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các chủ đầu tư.
  • Bộ Tài chính thực hiện thẩm định hồ sơ xin cấp phép.
  • Trong quá trình thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Bộ Tài chính có thể gửi thông báo yêu cầu chủ đầu tư bổ sung, sửa đổi hồ sơ, nếu thấy cần thiết.
  • Thời hạn chủ đầu tư gửi văn bản bổ sung, sửa đổi hồ sơ xin cấp giấy phép là 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu của Bộ Tài chính.
  • Hết thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ xin cấp giấy phép bao gồm cả thời gian gia hạn, nếu chủ đầu tư không hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu, hồ sơ xin cấp giấy phép hết giá trị xem xét.
  • Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép của các chủ đầu tư, Bộ Tài chính quyết định cấp giấy phép hoặc từ chối cấp giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích lý do.

Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ, trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và bản hiểm tai nạn con người bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ. Giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bài viết cùng chuyên mục