T2, 07 / 2018 9:42 chiều | minhhang

Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Nghệ An tự hào là đơn vị tư vấn pháp luật kinh doanh hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thành lập công ty và hỗ trợ Doanh nhân khởi nghiệp. Với uy tín và năng lực của mình Trung tâm tin tưởng rằng sẽ mang đến cho Quý Doanh nhân một sự khởi đầu tốt nhất, chi phí hợp lý nhất, đảm bảo an toàn pháp lý cao nhất khi công ty được ra đời cũng như trong quá trình hoạt động. Chung tôi xin chia sẻ một số kiến thức pháp luật về xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

Tham khảo thủ tục ==> Cơm văn phòng tại Vinh

Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (Nguồn internet)

Quy định pháp luật về xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:

Các ngành nghề phải xin giấy phép

  • Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định” là bất cứ một gian nhà, toà nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại: cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm.
  • Cơ sở dịch vụ ăn uống” là các cơ sở chế biến, xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.
  • Cơ sở bán thực phẩm” là các cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.
  • Cửa hàng ăn” hay còn gọi là tiệm ăn là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo…).
  • Nhà hàng ăn uống” là các cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc.
  • “Quán ăn” là các cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, có tính bán cơ động, thường được bố trí ở dọc đường, trên hè phố, những nơi công cộng.
  • “Căng tin” là cơ sở bán quà bánh, hàng điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ cơ quan.
  • ”Chợ” là nơi để mọi người đến mua, bán theo những ngày, buổi nhất định.
  • “Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể” là nhà dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể, bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ.
  • “Siêu thị” là các cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm và hàng hoá đủ loại.
  • “Hội chợ” là nơi tổ chức trưng bày, giới thiệu, thi, đánh giá chất lượng hàng hoá.

Xử lý vi phạm khi không xin giấy phép vệ sinh

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
  • Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
  • Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm sau không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:

Hồ sơ bao gồm: Bộ hồ sơ xin cấp giấy phép ATTP được đóng thành 01 bộ.

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm(có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh; Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
  • Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở); Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả lỵ, trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế: Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở); Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).

Nộp hồ sơ:

  • Trong thời gian 5 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ được nộp. Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở để đảm bảo các điều kiện được cấp giấy phép.
  • Hồ sơ xin làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm Bộ y tế, Bộ nông nghiệp, Bộ công thương sẽ được nộp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và trách nhiệm cấp đối với danh mục thực phẩm nhất định. Các cơ quan này có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và tiến hành thẩm định cơ sở, sau đó cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cho cơ sở đủ điều kiện.

Thời gian và quy trình nộp hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Trong thời gian 5 ngày kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, Cục vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ xem xét hồ sơ, nếu thiếu hay có sai xót sẽ có văn bản bổ xung cho doanh nghiệp (Trong 60 doanh nghiệp không phản hồi sẽ bị hủy)
  • Khi hồ sơ đủ điều kiện trong vòng 10 ngày tiếp theo đoàn thẩm định từ 5 tới 9 người sẽ tiến hành xuống cơ sở thẩm định
  • Doanh nghiệp sẽ được nhận giấy chứng nhận trong vòng 15 ngày khi cơ sở đạt đủ điều kiện, và trong 60 ngày để khắc phụ nếu hồ sơ không đủ
Bài viết cùng chuyên mục