T6, 12 / 2018 11:04 sáng | minhhang

Công ty cổ phần là doanh nghiệp duy nhất có quyền phát hành cổ phiếu và được tham gia huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Với bản chất đặc biệt của công ty cổ phần là loại hình công ty có nhiều cổ đông góp vốn vì thế mà Luật doanh nghiệp có quy định về số lượng tối thiểu cổ động để có thể thành lập công ty cổ phần là 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa cổ đông của công ty cổ phần. Trong bài viết này luật Blue xin tư vấn hướng dẫn thủ tục thành lập công ty cổ phần như sau:

Hình minh họa

Hướng dẫn thành phần hồ sơ đăng ký thành lập, bao gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT;

2. Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức);

3. Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức

  • Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu quy định tại Phụ lục I-7 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT.
  • Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục I-8 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT.
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền (của cổ đông là tổ chức nước ngoài) theo mẫu quy định tại Phụ lục I-10 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT.

4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

  • Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
  • Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc Người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin về:

  • Ngành, nghề kinh doanh của công ty;
  • Thông tin các cổ đông sáng lập của công ty cổ phần.

Lưu ý: Nếu Quý khách hàng tự công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp cần thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

 Khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp và thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Blue sẽ tiến hành làm dấu và nộp thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh cho quý khách hàng.

Sau 01 -03 ngày kể từ ngày nhận thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Lưu ý: Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành:

Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu chỉ bắt buộc thể hiện những thông tin sau đây:

  • Tên doanh nghiệp;
  • Mã số doanh nghiệp

Như vậy, theo quy định mới này hình thức con dấu là do doanh nghiệp lựa chọn và quyết định chỉ cần đảm bảo các thông tin tối thiểu nêu trên. Tuy nhiên, để đảm bảo thống nhất việc sử dụng con dấu pháp nhân chúng tôi khuyến cáo doanh nghiệp nên sử dụng khuôn dấu thông thường (dấu tròn) và không để thông tin quận nơi danh nghiệp đặt trụ sở để sau này nếu doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi trụ sở khác quận không phải thực hiện khắc lại con dấu pháp nhân của công ty. Ngoài ra, theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành công ty cổ phần có quyền khắc nhiều con dấu để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Trong trường hợp Công ty có nhu cầu khắc con dấu pháp nhân thứ hai, Luật sư công ty luật Blue sẽ hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục khắc con dấu thứ hai.

Các thủ tục sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp + con dấu.

  • Treo bảng hiệu tại trụ sở công ty;
  • Mua token ( Chữ ký số) khai thuế qua mạng.
  • Nộp tờ khai thuế môn bài
  • Khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quản lý công ty;
  • Hoàn tất thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn GTGT cho doanh nghiệp;
  • Hoàn tất các điều kiện kinh doanh khác (đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện).

Mọi vấn đề vướng mắc về hướng dẫn thủ tục thành lập công ty cổ phần, quý vị hãy liên hệ luật Blue để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục