T4, 08 / 2018 11:16 chiều | minhhang

Các quy định về giải thể doanh nghiệp không chỉ tạo cơ sở pháp lý để chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp, mà quan trọng hơn là còn bảo vệ quyền lợi của những chủ thể có liên quan, đặc biệt là quyền lợi của chủ nợ và người lao động khi doanh nghiệp chấm dứt tồn tại. Do vậy, việc xác định rõ quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp để tiến hành giải thể doanh nghiệp là hết sức cần thiết.

Quy định và hồ sơ giải thể doanh nghiệp tư nhân

Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp: Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây

  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  • Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều kiện doanh nghiệp được giải thể: Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định theo pháp luật cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

Thành phần hồ sơ giải thể doanh nghiệp tư nhân:

Hồ sơ công bố giải thể doanh nghiệp nộp đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua:

  • Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
  • Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
  • Quyết định của chủ doanh nghiệp về việc giải thể doanh nghiệp;
  • Phương án giải quyết nợ (nếu có)
  • Về phía doanh nghiệp tư nhân, khi làm thủ tục giải thể thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc giải thể doanh nghiệp và thanh toán hết các khoản nợ, doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp nộp hồ sơ hợp lệ và chính xác theo quy định của pháp luật tại Phòng ĐKKD thuộc Sở KH-ĐT hoặc gửi thông qua Cổng thông tin ĐKDN quốc gia (nếu đăng ký qua mạng điện tử).

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp:

  • Thông báo về giải thể doanh nghiệp tư nhân;
  • Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
  • Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có) hoặc giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Thỏa thuận với cá nhân, tổ chức liên quan về xử lý số dư tài sản hoặc tài chính đối với nguồn viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã nhận. (đối với DN xã hội nếu có)
  • Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.), kèm theo :
  • Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc
  • Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
Quy định và hồ sơ giải thể doanh nghiệp tư nhân (Nguồn internet)

Trình tự giải quyết hồ sơ giải thể doanh nghiệp

Bước 1: Tiến hành nộp hồ sơ

Công dân, tổ chức: nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa”, nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ:

Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết.
Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và chuyển cho Bộ phận một cửa phòng ĐKKD để trả cho công dân, doanh nghiệp.

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ:

Người đại diện nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận “một cửa” phòng ĐKKD

Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Nghệ An xin giới thiệu dịch vụ giải thể doanh nghiệp như sau:

  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của khách hàng khi giải thể.
  • Tư vấn quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp.
  • Tư vấn trình tự thủ tục giải thể.
  • Thay khách hàng thự hiện như: soạn hồ sơ giải thể doanh nghiệp, hướng dẫn khách hàng ký và hồ sơ, nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ, nhận và trao tận tay khách hàng.
  • Tư vấn pháp luật sau giải thể.
Bài viết cùng chuyên mục