Theo quy định Nghị định 102/2013/NĐ- CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì bỏ khái niệm “Gia hạn giấy phép lao động” mà thay vào đó là khái niệm và thủ tục “Cấp lại giấy phép lao động”. Chính vì vậy khi doanh nghiệp có người lao động nước ngoài có giấy phép lao động hết hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 102/2013/NĐ-CP thì làm thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động theo thủ tục sau:
Điều kiện để được gia hạn giấy phép lao động
Theo hướng dẫn tại Điều 13, Nghị định 11/2016/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động nước ngoài có thể được gia hạn giấy phép lao động khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày. Điều này đồng nghĩa với việc giấy phép lao động khi xin gia hạn phải đang còn thời hạn tối thiểu là 5 ngày, tối đa không quá 45 ngày.
- Người sử dụng lao động có văn bản xin gia hạn giấy phép lao động cho người lao động.
- Trong thời gian làm việc tại Việt Nam, người lao động nước ngoài thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam
Gia hạn giấy phép lao động người Đài Loan làm việc tại Nghệ An
Bước 1: Ít nhất 30 ngày trước ngày giấy phép lao động hết hạn, người sử dụng lao động nộp mẫu số 1 (Công văn chấp thuận tuyển dụng lao động người nước ngoài) tại Sở lao động – Thương binh và Xã hội để được Sở chấp thuận.
Bước 2: Trước ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày trước ngày giấy phép lao động hết hạn, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động (trong đó có mẫu số 08 – văn bản đề nghị cấp lại) cho Sở Lao động -Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Các công việc người sử dụng lao động cần làm sau khi giấy phép lao động đã được cấp lại:
- Người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp lại giấy phép lao động đó.
Hồ sơ cấp lại giấy phép lao động bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ. - Các giấy tờ đối với người lao động nước ngoài:
- Đối với trường hợp cấp lại giấy phép lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định này phải có giấy phép lao động đã được cấp (trừ trường hợp bị mất) còn thời hạn ít nhất 05 ngày, nhưng không quá 15 ngày, trước ngày giấy phép lao động đã được cấp hết hạn; giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
- Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài và một trong các giấy tờ sau:
- Văn bản của phía nước ngoài cử người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài hoặc văn bản chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục đàm phán cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.
- Giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc tại tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
- Văn bản của một nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
- Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
- Các giấy tờ quy định tại Điểm này là 01 bản chính hoặc 01 bản sao, nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nộp hồ sơ:
Tùy vào cơ quan quản lý lao động của doanh nghiệp mà doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động tại Sở lao động Thương Binh và Xã Hội tỉnh thành phố hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất của tỉnh, thành phố.