T5, 01 / 2019 10:35 chiều | minhhang

Địa điểm kinh doanh là nơi hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được tổ chức thực hiện. Nếu như trước ngày 01/07/2015 (trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực địa điểm kinh doanh được cấp trong 01 nội dung của đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp thì nay địa điểm kinh doanh được cấp bởi một Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh riêng song song với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong bài viết này trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Nghệ An xin hướng dẫn thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh như sau:

Hình minh họa

Địa điểm kinh doanh có các đặc điểm sau:

  • Không được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng
  • Kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào công ty, hạch toán phụ thuộc
  • Không được ký kết hợp đồng và không được xuất hóa đơn
  • Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh công ty phải được đăng ký và hoạt động theo ngành nghề của công ty mẹ.

Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Năm 2019 doanh nghiệp được thành lập địa điểm kinh doanh, văn phòng giao dịch, kho chứa hàng khác tỉnh, thành phố mà không bắt buộc phải gắn với thành lập chi nhánh công ty. Việc loại bỏ nội dung “Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh” tại khoản 2 điều 33 nghị định 78/2015/NĐ-CP giúp cho việc thành lập địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp được cởi bỏ, đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp là đăng ký các địa điểm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Căn cứ theo quy định tại mục 9 Nghị định 108/2018/NĐ-CP, sửa đổi khoản 2 điều 33 về thông báo lập địa điểm kinh doanh như sau: ” Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính ” .

Đây là một quy định mới của pháp luật. Bởi lẽ, theo quy định của nghị định số 78/2015/NĐ-CP thì “Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh “.

Theo đó, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh. Doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

  • Mã số doanh nghiệp;
  • Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; Tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
  • Tên, địa chỉ chi nhánh;
  • Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
  • Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân; Hộ chiếu; Chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp. Họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh”.

Người đại diện theo pháp luật gửi trực tiếp Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/lập địa điểm kinh doanh tới Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số địa điểm kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.

Mọi vấn đề vướng mắc về thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh, quý vị hãy liên hệ trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Nghệ An để được hỗ trợ tư vấn.

Bài viết cùng chuyên mục