T5, 09 / 2018 9:33 chiều | minhhang

Tạm ngừng kinh doanh là trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định, và sau khoảng thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp sẽ trở lại hoạt động bình thường. Còn giải thể doanh nghiệp là doanh nghiệp “khai tử”, chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường. Hàng năm, bên cạnh hàng nghìn công ty lớn nhỏ được thành lập thì kèm với đó tỷ lệ các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh hay giải thể công ty cũng chiếm một số lượng không hề nhỏ.Với nguyên nhân chủ yếu là do nguồn tài chính không thể duy trì sự hoạt động của công ty nữa nên doanh nghiệp chọn giải thể hoặc tạm ngừng kinh doanh. Các doanh nghiệp đang phân vân lựa chọn giữa tạm ngừng kinh doanh và giải thể công ty… Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Nghệ An xin chia sẻ đến quý vị những thông tin về giải thể công ty và tạm dừng kinh doanh để quý vị có thể lựa chọn tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp

Nguồn Internet

Quy định của pháp luật về thời gian tạm ngừng kinh doanh

Về bản chất tạm ngừng kinh doanh và giải thể doanh nghiệp đều có bản chất là doanh nghiệp không hoạt động kinh doanh nữa. Tuy nhiên như tên gọi “tạm ngừng kinh doanh”, “giải thể” đã nêu rõ giới hạn về mặt thời gian của hai hình thức này:

“Tạm ngừng kinh doanh” tức là doanh nghiệp chỉ tạm dừng một thời hạn nhất định sau đó sẽ quyết định tiếp tục kinh doanh hoặc ngừng hẳn luôn (giải thể). Chính vì vậy Khoản 2, Điều 57, Nghị định 78/2015/NĐ-CP đã quy định: Thời hạn tạm ngừng của doanh nghiệp là 1 năm, tối đa doanh nghiệp chỉ được tạm ngừng 02 năm liên tiếp. Bên cạnh đó trong thời hạn ngừng hoạt động, doanh nghiệp vẫn có thể hoạt động trở lại bất kỳ lúc nào chỉ cần tuân thủ quy định về việc thông báo xin hoạt động trở lại.

“Giải thể” tức là doanh nghiệp ngừng hoạt động luôn, không tồn tại nữa. Do đó nếu một thời gian sau này chủ doanh nghiệp muốn sử dụng tiếp công ty sẽ phải thành lập một công ty khác.

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh, giải thể công ty

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh:

Khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện thủ tục thông báo việc tạm ngừng kinh doanh với sở kế hoạch đầu tư. Việc thông báo này phải được thực hiện chậm nhất 15 ngày trước khi doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

Khoản 3, Điều 200, Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định:

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Như vậy việc nộp thuế, thanh toán các khoản nợ… doanh nghiệp có thể thực hiện trong thời gian mình đang tạm ngừng kinh doanh mà không bắt buộc phải thực hiện xong hết trước khi gửi thông báo tạm ngừng kinh doanh đến sở kế hoạch đầu tư.

Về giải thể doanh nghiệp:

Do giải thể doanh nghiệp là doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoàn toàn nên thủ tục thực hiện sẽ phức tạp hơn. Doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp khi đã thực hiện xong các nghĩa vụ về thuế, tiền lương cho người lao động, bảo hiểm xã hội, …vì vậy giải thể doanh nghiệp sẽ phải trải qua 04 bước cơ bản sau:

Bước 1: Đăng công bố thông tin giải thể doanh nghiệp

Bước 2: Xin đóng mã số thuế tại cơ quan thuế.

Bước 3: Trả con dấu cho cơ quan công an hoặc thực hiện hủy con dấu dấu của công ty

Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh.

Với quy trình giải thể như trên, thời gian giải quyết để giải thể doanh nghiệp có thể từ 2 – 4 tháng.

Hậu quả pháp lý:

Giải thể doanh nghiệp dẫn đến hậu quả pháp lý là chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp. Trước khi giải thể doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ liên quan đến quyền lợi của người lao động, khách hàng và các nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước.

Tạm ngừng kinh doanh không dẫn đến hậu quả pháp lý làm chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp, thay vào đó, tạm ngừng kinh doanh chỉ làm chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, hết thời hạn tạm ngừng, doanh nghiệp sẽ quay trở lại hoạt động như bình thường. Và trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ thanh toán nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước, các khoản nợ và hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng với khách hàng và người lao động.

Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Nghệ An hy vọng bài viết sẽ mang lại cho quý vị khách hàng những thông tin cần thiết để có thể lựa chọn giữa giải thể doanh nghiệp hay tạm ngừng kinh doanh cái gì có lợi cho doanh nghiệp và người lao động nhất.

Bài viết cùng chuyên mục